Kiến thức Chuyển đổi số Các bước chuyển đổi số thành công doanh nghiệp cần biết

Chuyển đổi số đang dần trở thành xu hướng quan trọng hiện nay. Thế nhưng, để phát triển tốt thì doanh nghiệp cần thực hiện các bước chuyển đổi số phù hợp. Do đó, hãy cùng MISA AMIS tìm hiểu chi tiết chủ đề này ngay dưới đây!

tìm hiểu các bước chuyển đổi số
Chuyển đổi số là lựa chọn của nhiều doanh nghiệp

I. Tại sao doanh nghiệp cần có quy trình chuyển đổi số

Quy trình chuyển đổi số là đoạn đường thay thế các cách kinh doanh truyền thống bằng công nghệ kỹ thuật nhằm cải tiến hoặc hợp lý hóa cách thức làm việc. Nói một cách đơn giản: đây là việc thiết kế lại hoạt động kinh doanh cho thời đại kỹ thuật số.

Thực hiện quá trình chuyển đổi số làm cho hoạt động kinh doanh hiệu quả hơn và có lợi hơn khi được thực thi đúng cách.

Đồng thời, công nghệ có thể đẩy nhanh các quy trình, cung cấp những cách thức mới để tiếp cận khách hàng và giúp doanh nghiệp dễ dàng thích ứng với những thay đổi của thị trường.

Sự phát triển của quy trình chuyển đổi số là nhu cầu tất yếu khi công nghệ kỹ thuật hiện đại đem đến nhiều cơ hội đổi mới. Giờ đây, doanh nghiệp có thể mở rộng phạm vi hoạt động, tối ưu thời gian và quy trình làm việc truyền thống để nâng cao hiệu suất, tối ưu hiệu quả kinh doanh. Do đó, bất kỳ ai cũng cần sẵn sàng những tri thức và nguồn lực để tiếp tục bứt phá cùng xu hướng chuyển đổi số trong tương lai.

MỜI BẠN ĐĂNG KÝ NHẬN NGAY BỘ TÀI LIỆU MIỄN PHÍ: HƯỚNG DẪN CHUYỂN ĐỔI SỐ CÁC NGÀNH NGHỀ

II. Các bước chuyển đổi số cơ bản

1. Đánh giá thực trạng và mục tiêu của doanh nghiệp

Bước đầu tiên trong quá trình chuyển đổi số là việc đánh giá thực trạng và mục tiêu của doanh nghiệp sau khi chuyển đổi. Điều này đòi hỏi nhà lãnh đạo cần xác định thực trạng đang diễn ra cũng như xu hướng của thị trường ở thời điểm hiện tại.

Đây là điểm tựa giúp doanh nghiệp lựa chọn được hướng đi đúng đắn. Tùy vào đặc điểm, phương thức hoạt động và thời cơ tham gia chuyển đổi số, mỗi tổ chức lại có các quá trình chuyển đổi khác nhau. Bạn không nên áp dụng bất kỳ một công thức cứng nhắc nào mà cần cân nhắc cẩn trọng theo thực tế hoạt động riêng.

đánh giá thực trạng và mục tiêu chuyển đổi số
Đánh giá thực trạng và mục tiêu chuyển đổi số là nhiệm vụ hàng đầu của doanh nghiệp

Để làm được việc đó, người lãnh đạo có thể sử dụng phương pháp đặt câu hỏi nhằm tìm ra vấn đề cốt lõi. Một số câu hỏi cơ bản cho bạn đánh giá và đưa ra quyết định bao gồm:

  • Những nhu cầu hiện tại của doanh nghiệp là gì? Mức độ đáp ứng nhu cầu hiện tại?
  • Nâng cấp hệ thống công nghệ mang đến những cải tiến gì cho doanh nghiệp?
  • Đâu là công nghệ phù hợp nhất với doanh nghiệp hiện tại?

QUẢN LÝ TỪ XA, CHÍNH XÁC, TỨC THỜI VỚI GÓI GIẢI PHÁP CHUYỂN ĐỔI SỐ DOANH NGHIỆP MISA AMIS

2. Đánh giá mức độ sẵn sàng chuyển đổi số

Trong các bước chuyển đổi số không thể thiếu bước đánh giá mức độ sẵn sàng ở thời điểm hiện tại của doanh nghiệp. Bởi lẽ, quá trình này chỉ diễn ra trơn tru khi doanh nghiệp đáp ứng được 2 yêu cầu về con người và dữ liệu:

2.1. Yêu cầu về yếu tố dữ liệu

Dữ liệu là một phần không thể thiếu để thực hiện chuyển đối số. Nếu việc tận dụng dữ liệu được diễn ra thuận lợi thì sẽ tạo động lực giúp doanh nghiệp đẩy nhanh tiến trình.

dữ liệu trong chuyển đổi số
Dữ liệu là tài sản và sức mạnh để doanh nghiệp chuyển đổi số

Tuy nhiên, ngoài việc phân tích dữ liệu sẵn có trong nội bộ thì doanh nghiệp cũng cần chú ý đến dữ liệu của đối tác chiến lược hay đối thủ của mình. Việc tổng hợp dữ liệu đa chiều giúp doanh nghiệp có cái nhìn tổng quan về chuỗi giá trị trước khi chính thức bước vào đường đua chuyển đổi số đầy cạnh tranh.

>> Tìm hiểu ngay: Phần mềm quản lý tài liệu chuyên nghiệp | AMIS Ghi chép

2.2. Yêu cầu về yếu tố con người

Đây là yếu tố đặc biệt quan trọng bởi xét đến cùng công nghệ cũng chỉ đóng vai trò như một loại công cụ hỗ trợ cho con người. Công cụ thông minh và hiện đại nhưng người sử dụng không có tư duy chiến lược thì không thể phát huy tối đa hiệu quả.

yếu tố con người trong chuyển đổi số
Yếu tố nhân lực trong chuyển đổi số

Nói cách khác, việc chuyển đổi số có thành công hay không sẽ được quyết định bởi tư duy và tầm nhìn của các cấp lãnh đạo đến cả đội ngũ nhân viên. Chính vì vậy, doanh nghiệp nên tổ chức các buổi tập huấn đào tạo. Toàn bộ cán bộ nhân viên đều cần hiểu rõ quy trình, mục tiêu, khó khăn tồn đọng… để cùng nhau tháo gỡ và chuyển đổi tốt hơn.

Việc chuẩn bị sẵn sàng về yếu tố con người sẽ giúp doanh nghiệp tiết kiệm được thời gian và chi phí. Đây là nguồn nhân lực và sức mạnh to lớn nhất cho quá trình chuyển đổi số.

3. Rà soát quy trình chuyển đổi số

Bước rà soát quy trình cho phép doanh nghiệp đánh giá chính xác thực trạng hoạt động kinh doanh. Nó có thể là việc xác định công nghệ nào cần cải tiến, quy trình nào đã “lỗi thời”, khâu nào chưa sẵn sàng chuyển đổi số… Dựa trên các thông tin đó, nhà lãnh đạo sẽ nhanh chóng đưa ra hướng giải quyết và các điều chỉnh phù hợp.

Có thể thấy, để quá trình chuyển đổi số diễn ra trôi chảy, doanh nghiệp không thể quyết định các bước chuyển đổi số dựa vào suy luận trực quan. Người lãnh đạo phải căn cứ vào các báo cáo số liệu thực tế.

Đồng thời, không chỉ đánh giá thực tế ở thời điểm chuẩn bị chuyển đổi số, những đánh giá cho tình hình tương lai của doanh nghiệp cũng rất cần thiết. Việc rà soát, chuẩn bị kỹ lưỡng sẽ là hành trang tuyệt vời cho việc chuyển đổi  đạt được kết quả như mong muốn.

>> Xem thêm: Top 6 loại phần mềm cho doanh nghiệp phổ biến nhất hiện nay

4. Tạo văn hóa phản hồi mở

Chuyển đổi số không phải nhiệm vụ của riêng của lãnh đạo doanh nghiệp. Nó cần có sự tham gia và quyết tâm triển khai của tất cả nhân viên.

văn hóa trao đổi trong chuyển đổi số
Quy trình chuyển đổi số yêu cầu sự trao đổi kết nối liên tục

Do đó, yếu tố giao tiếp cởi mở là một phần không thể bỏ qua nếu doanh nghiệp muốn chuyển đổi số hiệu quả. Những phản hồi của người quản lý, nhân viên thực hiện đóng vai trò quan trọng. Bởi chính những phản hồi này là cơ sở đánh giá chính xác nhất cho các nhà lãnh đạo thấu hiểu tình hình chung.

Cụ thể hơn, để khuyến khích mọi người phản hồi mang tính xây dựng, doanh nghiệp cần có các cuộc thảo luận cởi mở, tinh thần tiếp thu và công tác nhiều hơn.

CHUYỂN ĐỔI SỐ TOÀN DIỆN VỚI GÓI GIẢI PHÁP QUẢN TRỊ DOANH NGHIỆP HỢP NHẤT MISA AMIS

5. Cam kết chuyển đổi số của lãnh đạo và nhân viên trong doanh nghiệp

Trong số các doanh nghiệp chuyển đổi thành công, ban lãnh đạo đều cho rằng việc thay đổi văn hóa doanh nghiệp đôi khi còn khó khăn hơn những thay đổi về công nghệ. Bởi vậy, người đứng đầu cần xác định chuyển đổi số là chiến lược trọng tâm của tổ chức.

Điều này cần được thể hiện qua mọi hành động từ các kế hoạch cụ thể đến quyết định thành lập các nhóm thực thi. Những việc làm trên sẽ là dấu hiệu cho thấy cam kết và quyết tâm của doanh nghiệp trong vấn đề hoàn thành mục tiêu chuyển đổi số.

Khi đó, nó tác động mạnh mẽ tới tất cả nhân viên, đội nhóm hay phòng ban. Họ sẽ tập trung hơn khi thực hiện chuyển đổi số theo yêu cầu của công việc. Từ đó, doanh nghiệp tăng nhanh năng suất, giảm thiểu thời gian cùng tỷ lệ sai sót, góp phần đạt được mục tiêu doanh số.

MISA AMIS – giải pháp thực hiện chuyển đổi số toàn diện cho doanh nghiệp hiện đại

Gói giải pháp chuyển đổi số doanh nghiệp MISA AMIS là công cụ hỗ trợ đắc lực cho nhà quản lý trong việc như kế toán, marketing bán hàng, quản lý nhân sự, điều hành doanh nghiệp, theo dõi tiến độ và đo lường năng suất nhân viên một cách tự động. Nhờ nền tảng hợp nhất của AMIS, doanh nghiệp không chỉ tiết kiệm thời gian tổng hợp báo cáo, cắt giảm chi phí mà còn tối ưu quy trình làm việc để tăng hiệu quả doanh số. 

ĐĂNG KÝ NHẬN TƯ VẤN VÀ TRẢI NGHIỆM GÓI GIẢI PHÁP CHUYỂN ĐỔI SỐ NGAY HÔM NAY

III. Kết luận

Tóm lại, chuyển đổi số là một quá trình dài yêu cầu doanh nghiệp phải nỗ lực không ngừng. Thêm vào đó, ban lãnh đạo cũng phải xây dựng  các bước chuyển đổi số cụ thể, chính xác nhất dựa trên những phân tích tình hình thực tế.

Hy vọng bài viết trên đã đem đến cái nhìn tổng quan hơn cho doanh nghiệp nhanh chóng hội nhập với xu hướng toàn cầu và ngày càng phát triển trong lĩnh vực hoạt động của mình. Những kiến thức quản trị, quản lý doanh nghiệp sẽ tiếp tục được chia sẻ thường xuyên, vì vậy bạn đừng thường xuyên theo dõi MISA AMIS mỗi ngày!


 

Loading

Đánh giá bài viết
[Tổng số: 1 Trung bình: 5]